U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Các yếu tố nguy cơ

(4.06) - 61 đánh giá

Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc

Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Yếu tố nguy cơ là bất kì yếu tố nào làm tăng khả năng phát triển khối u trên mỗi cá thể. Mặc dù các yếu tố nguy cơ này thường ảnh hưởng đến sự phát triển của khối u, nhưng hầu hết không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Một số người có vài yếu tố nguy cơ nhưng không bao giờ phát triển thành khối u, trong khi những người khác không thấy yếu tố nguy cơ nào thì lại mắc bệnh. Biết được những yếu tố nguy cơ của bản thân và nói cho bác sĩ biết có thể giúp bạn có nhiều lựa chọn về lối sống và chăm sóc y tế hơn.

Phần lớn GIST phát triển một các ngẫu nhiên không biết được nguyên nhân. Ngoài các hội chứng di truyền sẽ được đề cập dưới đây thì hiếm khi các bác sĩ có thể tìm ra một yếu tố nguy cơ cụ thể cho bệnh nhân mắc GIST. Tuy nhiên, những yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ phát triển GIST:

  • Tuổi: Hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán GIST ở độ tuổi lớn hơn 50. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào, nhưng hiếm thấy ở độ tuổi nhỏ hơn 40.
  • Giới: GIST thường gặp nhiều ở nam hơn nữ.
  • Tiền sử gia đình: GIST hiếm khi di truyền và khi có 1 thành viên trong gia đình mắc GIST thường không tăng nguy cơ mắc GIST của các thành viên còn lại. Tuy nhiên các hội chứng di truyền như u sợi thần kinh typ 1 (NF1) và hội chứng Carney-Stratakis dyad có thể làm tăng nguy cơ mắc GIST. Hội chứng Carney triad không di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc GIST.

Vì các yếu tố nguy cơ không thể phòng ngừa và không di truyền nên không có cách nào hữu hiệu để phòng GIST.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/cancer-types/gastrointestinal-stromal-tumor-gist

Biên dịch - Hiệu đính

ThS. BS. Nguyễn Thị Hợi
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khả năng sinh sản: Đưa ra quyết định

(23)
Biên dịch: Nguyễn Thị Đào Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Trao đổi về khả ... [xem thêm]

Ung thư và khả năng sinh sản: Những website hữu ích

(14)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Hiện có rất ... [xem thêm]

U lympho không Hodgkin ở trẻ em: Phương pháp điều trị

(10)
Bài viết này giới thiệu về các phương pháp khác nhau được bác sĩ sử dụng để điều trị cho trẻ mắc bệnh u lympho không Hodgkin (NHL). Sử dụng menu để xem ... [xem thêm]

Da đổi màu ở người bệnh ung thư

(18)
Tổng quan chung Thay đổi màu sắc da thường do một nguyên nhân bên trong cơ thể. Ví dụ, một người có thể bị vàng da do các vấn đề về gan, da hơi xanh do khó ... [xem thêm]

Không được chi vượt trần: Trăn trở của các bác sĩ với chính sách bảo hiểm y tế Việt Nam

(24)
Bệnh lý ung thư và tử vong do ung thư đang và sẽ là gánh nặng cho hệ thống y tế Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Các bệnh viện chuyên khoa ung thư cũng ... [xem thêm]

Khi có một người bạn bị ung thư

(54)
Hiện nay, phần lớn người bệnh ung thư được điều trị ngoại trú, nghĩa là họ không cần phải ở lại bệnh viện. Trong khoảng thời gian này, họ rất cần ... [xem thêm]

U lympho Hodgkin ở trẻ em: Yếu tố nguy cơ

(50)
Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này cung cấp thông tin về các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh u ... [xem thêm]

Cuộc sống sau ung thư – Tăng trưởng sau chấn thương và ung thư

(31)
Người dịch: ThS Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Từ lâu, người ta cho rằng đau khổ có thể là một nguồn thay đổi tích cực bản thân ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN