Phẫu thuật nội soi ổ bụng

(4.02) - 14 đánh giá

Phẫu thuật nội soi ổ bụng là gì?

Phẫu thuật nội soi ổ bụng là một kĩ thuật mổ không cần rạch một đường rạch lớn trên da thành bụng. Một ống nhỏ gọi là ống nội soi sẽ được chọc vào ổ bụng thông qua một vết rạch nhỏ. Ống nội soi sẽ giúp các bác sĩ quan sát các tạng trong vùng chậu. Nếu gặp vấn đề cần xử lý, các dụng cụ khác sẽ được sử dụng. Những dụng cụ này sẽ được đưa vào cơ thể thông qua ống nội soi hoặc thông qua các vết rạch nhỏ khác trên thành bụng.

Phẫu thuật nội soi ổ bụng (Nguồn ảnh: sunflowerhospital.in)

Thời gian nằm viện khi tiến hành phẫu thuật nội soi ổ bụng?

Phẫu thuật nội soi ổ bụng được thực hiện như một phẫu thuật dành cho bệnh nhân ngoại trú. Bạn có thể về nhà trong cùng ngày phẫu thuật, sau khi bạn đã phục hồi khỏi tác dụng của thuốc mê. Đối với những thủ thuật phức tạp hơn, như phẫu thuật nội soi cắt tử cung, bạn có thể phải ở lại bệnh viện một đêm.

Phẫu thuật nội soi ổ bụng cần sử dụng loại thuốc mê gì?

Trước khi phẫu thuật, bạn sẽ được dùng thuốc mê toàn thân để ngủ và không cảm nhận được cảm giác đau. Thuốc gây tê vùng có thể được sử dụng để thay thế thuốc gây mê toàn thân. Thuốc gây tê vùng chỉ làm tê liệt một vùng của cơ thể, và bạn vẫn tỉnh táo trong suốt thời gian phẫu thuật.

Phẫu thuật nội soi ổ bụng được thực hiện như thế nào?

Bác sĩ của bạn sẽ rạch một đường nhỏ trên rốn và đưa ống nội soi vào. Trong suốt quá trình mổ, khí sẽ được bơm vào ổ bụng (khí cacbon dioxide hoặc nitrous oxide). Việc bơm khí vào ổ bụng giúp quan sát các tạng và cơ quan sinh dục trong vùng chậu một cách rõ ràng hơn.

Ống nội soi sẽ truyền hình ảnh về một màn hình. Bác sĩ sẽ rạch những vết rạch khác để đưa vào các dụng cụ phẫu thuật. Những vết rạch này thường dài không quá 1,5 inch (=3,81 cm). Một dụng cụ khác, gọi là dụng cụ đẩy tử cung, có thể sẽ được đưa vào buồng tử cung để điều chỉnh tử cung sang các vị trí khác nhau nhằm quan sát các tạng khác dễ dàng hơn.

Những vấn đề liên quan đến thời gian hậu phẫu?

Nếu bạn được sử dụng thuốc gây mê toàn thân, bạn sẽ tỉnh dậy trong phòng hồi sức. Bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ trong vòng vài tiếng. Bạn có thể sẽ thấy buồn nôn do thuốc gây mê. Vì vậy, nếu bạn được thực hiện thủ thuật ngoại trú, bạn nên nhờ một người khác đưa về nhà.

Trong vòng vài ngày sau phẫu thuật, bạn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Bạn có thể cảm thấy đau ở những vùng rạch và ở rốn. Đôi khi, ống thở đặt vào cổ họng để giúp bạn thở trong quá trình phẫu thuật sẽ khiến bạn cảm thấy rát họng trong vòng vài ngày.. Nếu bị như vậy, bạn có thể thử dùng thuốc ngậm ho hoặc súc miệng bằng nước muối ấm. Bạn có thể cảm thấy đau ở hai vai hoặc sau lưng. Nguyên nhân của cơn đau này là do khí được sử dụng trong quá trình phẫu thuật. Nó sẽ tự khỏi sau vài tiếng hoặc một hai ngày. Nếu cơn đau và cảm giác buồn nôn không khỏi sau vài ngày hoặc trở nên nặng hơn, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn.

Bác sĩ của bạn sẽ cho bạn biết khi nào bạn có thể hoạt động bình thường trở lại. Đối với những thủ thuật đơn giản, thường là 1 – 2 ngày sau khi phẫu thuật. Đối với những thủ thuật phức tạp hơn, nó có thể kéo dài lâu hơn. Bạn có thể được khuyên nên tránh những hoạt động nặng cũng như tập thể dục. Gặp bác sĩ ngay nếu bạn có những triệu chứng sau:

  • Sốt
  • Đau ngày càng tăng
  • Ra huyết âm đạo nhiều
  • Đỏ, sưng, hoặc rỉ dịch ở những vết rạch
  • Ngất

Những biến chứng của phẫu thuật nội soi ổ bụng?

Cũng như với bất kì ca phẫu thuật nào, phẫu thuật nội soi cũng có thể gây một vài biến chứng. Những biến chứng này bao gồm:

  • Xuất huyết hoặc thoát vị ở những vùng rạch
  • Xuất huyết nội
  • Nhiễm trùng
  • Tổn thương các tạng
  • Biến chứng của thuốc mê

Đôi lúc những biến chứng sẽ không xuất hiện ngay lập tức. Khả năng xuất hiện biến chứng phụ thuộc vào loại phẫu thuật được thực hiện. Phẫu thuật càng phức tạp, nguy cơ càng lớn. Hãy nhớ hỏi bác sĩ của bạn về những biến chứng liên quan đến ca phẫu thuật của bạn. Cũng có những cách khác để điều trị bệnh của bạn mà không phải phẫu thuật, ví dụ như dùng thuốc.

Trong vài trường hợp, không thể thực hiện phẫu thuật nội soi. Lúc này, phẫu thuật viên sẽ tiến hành mổ hở bằng cách rạch một vết mổ lớn lên thành bụng của bạn. Khi đó, bạn cần phải ở lại bệnh viện trong vòng một hoặc hai ngày. Quá trình phục hồi của bạn cũng sẽ diễn ra lâu hơn.

Những lợi ích của phẫu thuật nội soi ổ bụng?

Phẫu thuật nội soi có nhiều lợi ích. Quá trình hậu phẫu sẽ ít đau đớn hơn so với khi mổ hở – một thủ thuật cần những đường rạch lớn hơn, điều trị tại bệnh viện lâu hơn và phục hồi với thời gian lâu hơn. Nguy cơ nhiễm trùng cũng ít hơn. Bạn sẽ phục hồi nhanh hơn so với khi mổ hở. Phẫu thuật nội soi được thực hiện như là một thủ thuật cho bệnh nhân ngoại trú, vì vậy, bạn không cần phải ở lại đêm ở bệnh viện. Vết rạch nhỏ giúp bạn lành nhanh hơn và gây sẹo nhỏ hơn.

Chú giải

  • Gây tê vùng : Sử dụng thuốc để gây tê tại một số vùng nhất định trên cơ thể.
  • Gây mê toàn thân : Sử dụng thuốc để đưa bạn vào trạng thái ngủ và giúp bạn không cảm thấy đau trong suốt quá trình phẫu thuật.

Nếu có bất kì thắc mắc gì, hãy liên hệ với bác sĩ sản phụ khoa của bạn

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/~/media/For%20Patients/faq061.pdf?dmc=1&ts=20140819T0306340756

Biên dịch - Hiệu đính

Lê Minh Hòa - ThS.BS. Nguyễn Khánh Linh
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khởi phát chuyển dạ là gì?

(45)
Khởi phát chuyển dạ Khởi phát chuyển dạ là việc sử dụng các loại thuốc hoặc các phương pháp khác để khởi phát chuyển dạ. Tại sao phải khởi phát ... [xem thêm]

Rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

(53)
Rối loạn chức năng tình dục là gì ? Khi bạn có vấn đề với tình dục, bác sĩ gọi đó là: “Rối loạn chức năng tình dục”. Cả nam giới và nữ giới ... [xem thêm]

Bài 43 – Có thai sau 35 tuổi

(38)
Phụ nữ có con muộn ngày càng nhiều, điều này có thể giải thích bởi nhiều nguyên nhân. Cũng dễ hiểu, ngoài học hành, phát triển bản thân, đóng góp cho xã ... [xem thêm]

Đánh giá thai nhi khoẻ không qua việc đếm cử động thai

(91)
Đánh giá thai nhi khoẻ không qua việc đếm cử động thai Thai nhi cử động trong tử cung là dấu hiệu cho thấy em bé khoẻ mạnh. Bà mẹ có thể cảm thấy em bé ... [xem thêm]

Bài 30 – Mẹ bầu giận dữ và em bé trong bụng

(60)
Khi tìm hiểu về trầm cảm trong thai kỳ và sau sinh, mình tự hỏi “đang mang thai mà mình giận dữ, bực tức…vậy em bé có “biết” không ta?” – chắc biết ... [xem thêm]

Bài 38 – Ăn gì có thể giúp ích cho việc có thai

(46)
Lối sống, chế độ ăn uống thật sự có liên quan đến khả năng sinh sản. Trước đây khi bệnh nhân hỏi câu này, mình cũng không đưa ra được loại thức ăn ... [xem thêm]

Thuỷ đậu và thai kỳ

(19)
Thuỷ đậu, có khi dân gian mình gọi là trái rạ, là một bệnh do nhiễm virus tên là Herpes zoster. Nếu bạn đã từng nhiễm thuỷ đậu, cơ thể bạn sẽ sản xuất ... [xem thêm]

10 thực đơn giàu canxi cho phụ nữ mang thai

(98)
Rau cải xoăn Rau cải xoăn có nhiều canxi hơn sữa và thường dễ hấp thu hơn, làm cho nó trở thành một nguồn canxi tuyệt vời. Đậu hầm Đậu không chỉ giàu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN