Có nên thường xuyên lấy ráy tai cho bé?

(3.92) - 82 đánh giá

Bạn thường xuyên lấy ráy tai cho bé vì nghĩ rằng cách làm này sẽ giúp tai bé sạch sẽ hơn. Thế nhưng, liệu điều này có đúng không? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Ráy tai không phải là chất bẩn, cần phải lấy sạch như mọi người vẫn nghĩ. Ráy tai là hỗn hợp các chất được tiết ra trong lớp lót của ống tai, tế bào da chết và mồ hôi. Vì thế, ráy tai xuất hiện trong tai trẻ là chuyện bình thường và tự nhiên.

Tại sao không nên lấy ráy tai?

Khi muốn làm sạch lỗ tai, bố mẹ thường lấy ráy tai cho bé. Dưới đây là một số lý do mà bạn không nên lấy ráy tai cho bé:
• Ráy tai tự sinh ra trong ống tai, thuộc cơ chế tự làm sạch của ống tai, được đẩy từ đĩa đệm tai sang lỗ tai.
• Việc lấy ráy tai bằng tăm bông hoặc các thiết bị khác có thể khiến ráy tai càng đi sâu vào bên trong, làm tắc nghẽn lỗ tai.
• Các thiết bị lấy ráy tai có thể làm tổn thương tai, sưng mủ, thậm chí gây điếc tạm thời.

Ráy tai quan trọng với bé thế nào?

Ráy tai đóng vai trò như chất bôi trơn tự nhiên, giúp làm sạch, loại bỏ bụi bẩn có trong ống tai và giữ tai sạch sẽ. Khi ráy tay khô, ống tai ngoài sẽ tự làm sạch. Nhờ động tác nhai và chuyển động của hàm, ráy tai cũ và các tế bào chết liên tục di chuyển từ phía màng nhĩ tới lỗ tai ngoài. Chúng khô dần và rơi ra.

Bố mẹ thường không biết rằng ráy tai rất hữu ích cho bé vì nó giúp bảo vệ tai khỏi bụi bẩn từ môi trường, đặc biệt là khi bé chơi ở những khu vui chơi ngoài trời. Sau đây là lợi ích khác của ráy tai:

• Ráy tai giúp điều hòa độ pH, diệt nấm, diệt khuẩn và bảo vệ lớp lót nhạy cảm của ống tai khỏi tác động của nước.
• Làm mềm da, hạn chế sự khô rát bên trong tai, do đó tránh ngứa và nứt da.
• Ráy tay giúp ngăn chặn côn trùng xâm nhập vào ống tai của bé.
• Giảm tế bào chết bên trong tai do ráy tai đã mang chúng ra bên ngoài.

Khi nào nên lấy ráy tai cho bé?

Ráy tai không phải lúc nào cũng tự đào thải. Đôi khi ráy tai vẫn còn trong tai và khiến bé khó chịu. Bạn nên lấy ráy tai khi bé có những biểu hiện sau:
• Đau tai
• Ù tai, có tiếng ồn trong tai
• Nghe không rõ
• Ngứa
• Chảy nước
• Có chảy mủ ở tai
• Ho.

Cách lấy ráy tai cho bé

Khi ráy tai quá nhiều nhưng không chảy mủ, bạn có thể lấy ráy tai cho bé như sau:
• Cách an toàn nhất là mua thuốc nhỏ tai từ hiệu thuốc. Nhỏ một vài giọt vào tai, sau đó đặt bé nằm nghiêng để ráy tai chảy ra ngoài.
• Bạn cũng có thể sử dụng tăm bông, thấm nước hơi ẩm rồi lau sạch lỗ ngoài của ống tai.
• Nếu ráy tai nhiều, khô cứng thì bạn có thể nhỏ chút dầu mát xa cho bé để làm mềm ráy tai.

Những điều không nên làm

Bạn không cần làm vệ sinh tai cho bé mỗi ngày vì như vậy, cơ chế tự làm sạch ráy tai sẽ bị gián đoạn. Nếu có lấy ráy tai cho bé thì bạn nên lưu ý những điều sau:
• Không tự ngoáy tai cho bé bằng que nhựa có quấn bông gòn hai đầu vì điều này có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn.
• Không dùng các đồ vật như kẹp tóc, những vật sắc nhọn để lấy ráy tai cho bé. Điều này không chỉ làm trầy xước ống tai mà còn gây nhiễm trùng. Nguy hiểm hơn còn có thể làm thủng màng nhĩ của bé.
• Không nên sử dụng nến xông tai vì phương pháp này chưa được chứng minh là lấy được ráy tai. Quan trọng hơn, cách này còn làm tổn thương tai nghiêm trọng.
• Không dùng những bình xịt vệ sinh để làm sạch tai bé vì lực của nước có thể gây tổn thương cho tai.

Nếu tai bị nhiễm trùng, phải làm sao?

Nếu ráy tai quá nhiều kèm theo các triệu chứng như sốt, mất ngủ, đau dữ dội và ngứa tai thì bé có khả năng bị nhiễm trùng tai. Hãy đưa bé đến bác sĩ ngay.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhận biết các dấu hiệu ung thư xương bả vai

(54)
Vai là một trong những khu vực phổ biến trên cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi ung thư xương. Ung thư xương bả vai có thể khó chẩn đoán, do đó bác sĩ cần ... [xem thêm]

5 tác dụng của sữa tách béo với sức khỏe

(80)
Tác dụng của sữa tách béo không chỉ tốt cho người muốn giảm cân mà còn có lợi cho người mắc bệnh tim mạch, huyết áp… Đây là một lựa chọn rất đáng ... [xem thêm]

Mẹ đơn thân: 5 lời khuyên nuôi dạy con nên người

(64)
Làm mẹ đơn thân là ngã rẽ cuộc đời mà người phụ nữ đành phải đi qua. Quyết định chia tay người cha của đứa bé vốn đã là một việc khó khăn, nuôi ... [xem thêm]

Nuôi dạy trẻ thuận tay trái trong một “thế giới tay phải”

(70)
Nuôi dạy một đứa trẻ thuận tay trái có thể là một thách thức đối với những ông bố, bà mẹ thuận tay phải. Tuy nhiên, với sự yêu thương và giúp đỡ ... [xem thêm]

11 thức uống dành cho người bệnh tiểu đường mà bạn nên biết

(56)
Đối với những người bị bệnh tiểu đường, nước lọc có lẽ là loại nước hoàn hảo và an toàn nhất vì chúng không chứa calo, đường hay carbohydrate. Nhưng ... [xem thêm]

Làm sao để ngăn ngừa tình trạng teo cơ người già sarcopenia?

(91)
Ở người cao tuổi, tình trạng khối cơ bắp bắt đầu có sự suy giảm rõ rệt gọi là sarcopenia. Liệu bạn có thể ngăn ngừa chứng teo cơ người già này?Bạn ... [xem thêm]

Những tác dụng không mong muốn khi tiêm hCG trong thai kỳ

(23)
Bạn từng bị sảy thai nhiều lần trước đây? Bạn đang mang thai và có dự định sẽ tiêm hCG trong thai kỳ để bảo vệ chính mình cũng như em bé? Nếu bạn đang ... [xem thêm]

19 trò chơi âm nhạc thú vị dành cho bé yêu

(25)
Các trò chơi âm nhạc không những giúp thiên thần nhỏ vui vẻ mà còn hỗ trợ rất nhiều trong việc phát triển tính cách và tài năng của con sau này.Âm nhạc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN